Trương Vĩnh Ký là nhà chính trị, nhà văn, nhà khoa học xã hội của Việt Nam trong thế kỷ 19. Ngay từ thập kỷ 50 – 60 của thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký – một người Việt Nam đã thông thạo nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, như các thứ tiếng: Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Myanmar, Chăm, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Latin… để giao lưu và hội nhập dễ dàng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ông được được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
Ký ức lịch sử về sài Gòn và các vùng phụ cận (Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs) là bài diễn văn do học giả Trương Vĩnh Ký viết và đọc tại trường Thông ngôn khi ông làm giám đốc, và được in lại trong tập san Du ngoạn và Thám sát (Excursions et Reconnaisances) năm 1885.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú thích.
Cuốn sách đưa người đọc trở về với ký ức Sài Gòn kể từ thời cựu trào cho đến khi người Pháp xâm lược. Trong quá trình đó, diện mạo và địa danh Sài Gòn có nhiều thay đổi – nhiều đường phố mới và dinh thự mọc lên. Nhờ có ông trương Vĩnh Ký ghi lại, giờ đây tập tư liệu ngắn trở nên vô cùng quý giá trong kho sử liệu về quá trình hình thành và phát triển của sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.