– HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO
– PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY
Nxb Hồng Đức,1/2021.
Bìa mềm, tay gấp
Sách đẹp (in ở cty Khuyến học phía Nam)
1. PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY
Xin giới thiệu một tài liệu hiếm và quý về bước đầu của chữ quốc ngữ và đạo Chúa tại Việt Nam. Đây là tác phẩm đầu tiên bằng quốc ngữ đuợc in ấn. Nhìn lại phương thức đem Tin Mừng cho dân Việt trong tâm thức Việt thời đầu thế kỷ 17 trong diễn trình hội nhập văn hóa của giáo sĩ Đắc Lộ, để hình thành một đường hướng đem Tin Mừng trong hoàn cảnh VN hiện tại. Phép giảng tám ngày (tiếng Latinh: Cathechismvs pro ijs, qui volunt suscipere baptismvm in octo dies diuisus) là một quyển sách giáo lý 2 Giáo hội Công giáo Rôma do linh mục thừa sai Alexandre de Rhodes (tức Đắc Lộ) biên soạn bằng chữ Quốc ngữ, được in tại Roma, Ý vào năm 1651 cùng với Từ điển Việt-Bồ-La. Đây được xem là quyển sách văn xuôi tiếng Việt đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ. Năm 1650, Đắc Lộ xin Thánh bộ Truyền bá Đức tin của Tòa Thánh (ngày nay là Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, còn gọi là Bộ Truyền giáo) cho in quyển Lịch sử Đàng Ngoài bằng tiếng Ý. Đến năm 1651, ông lại xin in ba quyển khác là Khái luận Việt ngữ, Từ điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám ngày. Quyển Phép giảng tám ngày song ngữ, gồm 319 trang, từng trang được in hai cột song song: tiếng Latinh cột bên trái, tiếng Việt cột bên phải. Sách do Thánh Bộ Truyền bá Đức tin tài trợ và chủ trì việc in ấn tại xưởng in riêng của 3 họ. Năm 1652, được Thánh bộ viện trợ cho một số tiền, Đắc Lộ sai một phụ tá người Trung Hoa đem sách từ Macao về Ý để in ấn.
2. HÀNH TRÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO SĨ ĐẮC LỘ
Cuốn sách tài liệu quí và giá trị về lịch sử, văn hóa và phương cách đem Tin Mừng đến Việt Nam trong những bước khởi đầu rất quan trọng. Lời nói đầu Chúa đã đổi dự định thứ nhất của tôi là bỏ Âu Châu đi Nhật, nay lại muốn cho tôi hoạt động nhiều năm ở hai nƣớc lân cận với Trung Quốc, nơi Ngƣời đã cho thành lập hai giáo đoàn thịnh vƣợng mà dòng chúng tôi đƣợc thấy ở những nơi xa lạ này, nơi đã có nhiều ngƣời nổi tiếng nhiệt tâm làm việc. Tôi sẽ vắn tắt, trong phần thứ hai này, nói về những điều Chúa đã cho tôi chứng kiến. Thú thật rằng lòng tôi còn tƣởng nhớ đến những nơi đó, đêm ngày tôi vẫn mong sao trở lại và gặp lại biết bao giáo dân tôi đã bỏ lại, họ còn thƣơng tôi, nhắc nhở đến tôi với những cảm tình đằm thắm mà tôi không xứng đáng, nhưng về phần tôi, tôi xin đáp lại bằng những nỗi niềm thương mến của tôi.