COMBO 5C: QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ, LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ, SỬ KÝ GIÁO KHOA THƯ, CÁCH TRÍ GIÁO KHOA THƯ, SƠ HỌC LUÂN LÝ (NXB TRẺ BÌA CỨNG CÓ ÁO)
Tác giả: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận biên soạn
- QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.
Từ đầu thập niên 1990 đến nay, bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản nhiều lần và được đông đảo bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Lần tái bản này, cũng như các lần trước, chúng tôi chủ trương giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư, kể cả phần minh học khắc trên bản gỗ. Ngoại trừ một số bài mang dấu ấn chính trị rõ rệt của thời Pháp thuộc hoặc thời phong kiến đã được loại bỏ, những gì mang phần hồn của QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đều được phục hiện trong tuyển tập này.
2. CÁCH TRÍ GIÁO KHOA THƯ (LỚP SƠ ĐẲNG) tổng hợp các kiến thức sơ khởi về thế giới tự nhiên. Sách chia làm 11 chương, dạy về Loài người, Động vật, Thực vật, Khoáng vật, Trái đất, Bầu trời, công việc ngoài đồng, các loại cây trồng quen thuộc, hoạt động chăn nuôi, đốn rừng, khai thác khoáng vật.
3. SỬ KÝ GIÁO KHOA THƯ (LỚP SƠ ĐẲNG) tổng hợp các sự kiện chính yếu xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, từ thời lập quốc cho đến những năm XX của thế kỉ XX. Ở quyển này, những vấn đề cốt lõi của lịch sử nước nhà được viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Các sự kiện cuối cùng của một chương thường là nguyên nhân mở đầu cho chương sau. Tuy viết cho học sinh nhỏ tuổi nhưng tác giả cũng đã cho các em tập làm quen với sự chân xác lịch sử, hoặc những nghi vấn.
4. SƠ HỌC LUÂN LÝ
Sách SƠ HỌC LUÂN LÝ do tác giả Trần Trọng Kim biên soạn nhằm mục đích hướng dẫn cho học sinh lớp tiểu học thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX những hiểu biết cơ bản về đạo đức và ứng xử thiết yếu cho học trò tuổi mới cắp sách đến trường theo tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn.” Những bài học về nhận thức và ứng xử trong sách SƠ HỌC LUÂN LÝ với lời lẽ đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ, những câu chuyện và tên nhân vật thật gần gũi với câu chuyện hàng ngày và cách xưng hô bình dân của người Việt. Nhờ vậy, học sinh học xong là nhớ bài ngay, mỗi bài học đều có phần những câu hỏi để gợi ý và kiểm tra giúp học sinh hiểu và nhớ bài lâu.
Những bài học trong sách SƠ HỌC LUÂN LÝ của Trần Trọng Kim đã ghi vào tâm khảm bao tầng lớp học sinh những bài học nhân văn cao quý.
Tuy những vấn đề lễ giáo trong SƠ HỌC LUÂN LÝ được đặt ra cách nay hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Những giá trị cốt yếu của nó xoay quanh các mối quan hệ, ứng xử với gia đình như: ông bà, cha mẹ, anh em, dòng họ. Với học đường như: thầy giáo, ngôi trường mình học và bạn học. Với bản thân như: vệ sinh, thể dục, các đức hay tính tốt như: trung thực, anh dũng, công bằng. Và cuối cùng, cao hơn là với đồng bào, quê hương đất nước. Trước cả việc học chữ, việc học đạo đức ứng xử rất quan trọng và cần thiết, vì có ứng xử tốt và công bằng với bản thân và tha nhân mới giúp tạo ra một môi trường nhân ái, hòa hợp, cũng nhờ đó việc học văn hóa và kỹ nghệ mới được ổn định và tiến bộ nhanh.
****
Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận đều là những học giả, nhà văn, nhà giáo dục có tên tuổi, đương thời rất được tín nhiệm. Non hai năm trời, nhóm biên soạn đã làm một công việc khổng lồ, soạn một bộ sách giáo khoa Quốc ngữ đầu tiên, không chỉ riêng một lĩnh vực mà nhiều lĩnh vực (ngôn ngữ, luân lý, khoa học thường thức, lịch sử địa lý).
Gần một thế kỷ đã trôi qua, không phải nội dung nào của bộ sách này cũng phù hợp với quan điểm giáo dục hiện nay, nhưng nhiều bài học trong ấy vẫn đầy giá trị, vẫn hết sức cần thiết cho việc phát triển trí óc, tâm hồn trẻ thơ, giúp con trẻ trở thành một con người tử tế, có văn hóa. Các bản giáo khoa thư này, đều u hàm súc, ngắn gọn, là tư liệu quý giá cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục trong quá trình khai tâm con trẻ.
Lần xuất bản này, Nhà xuất bản Trẻ chủ trương giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư – Nha học chính Đông Pháp xuất bản năm 1927 như: giữ lại các địa danh nhắc đến trong sách theo cách gọi cũ, giữ lại hình thức cách viết theo kiểu cũ, như các dấu gạch nối giữa các từ ghép, phần minh họa khắc trên bản gỗ. Cũng trên tinh thần gạn đục khơi trong, với mỗi cuốn sách, sẽ có lược bỏ những nội dung không phù hợp, chỉnh sửa các lỗi in sai, lược bỏ các chú thích hay bị lặp lại và thêm vào các chú thích cần thiết.