Combo 2c :
Vườn cảnh Trung Hoa bằng tranh
Kiến trúc Trung Hoa bằng tranh
Nxb Thế giới,8/2023
Bìa cứng, khổ to in màu đẹp
Giới thiệu:
1. VƯỜN CẢNH TRUNG HOA Bằng Tranh
Tác giả: Vương Kỳ Quân
Dịch giả: Đỗ Khương Mạnh Linh
Nhà phát hành: Edibooks
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới,8/2023
Vườn cảnh (viên lâm) Trung Quốc có thể nói là một loại ngôn ngữ lời gọn ý sâu khác. Diện tích của vườn cảnh Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với diện tích vườn hoa cổ điển của Pháp, nhưng lại có thể sáng tạo nên khung cảnh vườn cảnh phong phú có đủ núi non, nước chảy, hoa lá, cảnh vật,… Thành tựu nghệ thuật khiến người ta kính nể ấy thật sự xuất sắc không gì sánh nổi trong lịch sử sáng tạo vườn cảnh trên toàn thế giới.
Biện pháp mà vườn cảnh Trung Quốc sử dụng để bố trí cảnh quan phong phú trong một diện tích tương đối nhỏ nằm ở chỗ tổ hợp của các yếu tố trong vườn cảnh, điều này cũng giống như việc so sánh giữa mấy ngàn chữ Hán và 26 chữ cái của tiếng Anh, yếu tố của vườn cảnh Trung Quốc cũng nhiều hơn rất nhiều so với các yếu tố của vườn cảnh cổ điển châu Âu. Mặc dù sau khi tổng kết lại, yếu tố của vườn cảnh cổ điển Trung Quốc cũng tương đối hữu hạn, nhưng lại có quy luật cấu thành tương đối mạnh. Cũng chính vì vậy nên tôi có mong muốn mãnh liệt về việc biên soạn một cuốn sách vườn cảnh Trung Quốc bằng tranh nhằm phân loại cụ thể và giới thiệu về các yếu tố cấu thành của vườn cảnh cổ điển Trung Quốc. Sau khi hiểu rõ các giải thích tường tận về những yếu tố này, độc giả có thể phân tích quy luật, sáng tạo và thiết kế nên những tác phẩm vườn cảnh giàu sức hút.
Vườn cảnh Trung Quốc là tinh hoa văn hóa kiến trúc của Trung Quốc, đến nay vẫn rất thích hợp với không gian bên ngoài của kiến trúc hiện đại, thậm chí với cả không gian nội thất. Do đây là một công việc hoàn toàn mới, không có các sách vở cùng loại để tham khảo, vì thế, đây là cuốn sách có độ khó cao và đi kèm theo đó cũng có thể tồn tại những sai sót mà chúng tôi không lường trước được. Vì vậy, mong các bạn đồng nghiệp góp ý, chỉ giáo.
Vương Kỳ Quân
2. Kiến trúc Trung Quốc
Kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại là một viên ngọc sáng và là một phần hết sức quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa.
Nhưng khi chúng ta thưởng thức viên ngọc sáng này, có nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành trở thành rào cản khiến chúng ta không thể hiểu hết. Kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại chính là kết tinh của sự sáng tạo và trí tuệ người xưa, nó hoàn toàn khác biệt với nghệ thuật đương đại mà chúng ta quen thuộc, hay những kiến trúc mà chúng ta đang sống và làm việc. Các nghệ nhân xưa không chỉ vận dụng kích thước và tỷ lệ vào kiến trúc một cách khéo léo mà trong phần bố cục cũng thể hiện rõ tiết tấu và nhịp điệu, hơn nữa còn sử dụng phép ẩn dụ và liên tưởng lồng ghép vào hình tượng nghệ thuật. Những thực thể, kết cấu, hình thức thậm chí là cả màu sắc sẽ có nhiều thuật ngữ riêng của mình trong từng cấp độ và thể loại khác nhau. Nhưng những danh từ, động từ, tính từ này lại tương đối xa lạ so với ngôn ngữ ngày nay chúng ta thường dùng. Điều này khiến cho thế hệ hiện tại cảm thấy khó khăn hơn trong việc tiếp cận với ngôn ngữ cổ xưa để hiểu thêm về kiến trúc cổ điển của Trung Quốc.
Những nhà nghiên cứu về văn vật, khảo cổ và cả kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại, kiến trúc thành thị, vườn cảnh, tôn giáo, lịch sử khoa học kỹ thuật, lịch sử nghệ thuật,… và những giáo viên, nghiên cứu sinh trong các trường học đều cần một cuốn sách bằng hình ảnh làm công cụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu, góp phần giải quyết những khó khăn cho người đọc khi tiếp cận với những loại sách liên quan tới kiến trúc cổ điển của Trung Quốc. Quyển sách này ra đời cũng chính từ nguyên nhân đó.
Lịch sử hình thành từ ngữ kiến trúc cổ điển Trung Quốc có một khoảng thời gian tích lũy tương đối dài. Ngay từ thời chưa có chữ viết, tổ tiên người Hoa Hạ đã sáng tạo ra hai hình thức nhà ở nguyên thủy đó là “nhà hang” và “nhà tổ chim”. Sau này mới hình thành các kiểu nhà bằng vật liệu gỗ và gạch ngói. Hình thức xây dựng này duy trì tới hàng nghìn năm, bởi vậy trong từng thời kỳ lịch sử đều có nhiều từ vựng về kiến trúc được bổ sung.
Ngoài yếu tố lịch sử phát triển lâu dài, sự đa dạng trong kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại cũng là một trong những nguyên nhân khiến kho tảng từ vựng của lĩnh vực này hết sức phong phú. Kiến trúc Trung Quốc cổ điển bao gồm: cung điện, thành thị, đền thờ, lăng tẩm, chùa chiền, đạo quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu đường, văn miếu, nha môn, từ đường, học cung, nhà kho, thành lũy, vườn cảnh, chùa trong hang đá, đài quan sát khí tượng, nhà dân, cổng chào, hí đài, cầu,… Mỗi từ trong đó đều bao hàm rất nhiều hàm ý.
Trong lúc biên soạn, thu thập từ ngữ, giải thích nội dung trong cuốn sách, tác giả không tránh khỏi sai sót, mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Vương Kỳ Quân
….
Kiến trúc truyền thống VN có mối liên quan không hề nhỏ với kiến trúc truyền thống TQ. Đọc sẽ biết các khái niệm hay tên gọi các cấu kiện, đơn vị công trình hay bố trí theo nguyên lý nào, được trình bày theo dạng từ điển bằng tranh vẽ do tác giả Vương Kỳ Quân tiến hành trong hơn 2 thập niên. Hiện ông sống ở Toronto (Canada).
Làm biên tập cuốn này học được nhiều thứ thú vị, nhất là mở mang thêm các hình dung về một nền văn hóa quá giàu có chi tiết trong những triết lý bài bản. Mỗi tội biên tập lâu kinh hoàng, xong rồi năm rưỡi sách mới ra.
(Theo BTV Trương Quý)