COMBO 5C CỦA TÁC GIẢ TIM MARSHALL: NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ, CHIA RẼ, QUYỀN LỰC CỦA ĐỊA LÝ, CHẾ.T CHO MÀU CỜ, TƯƠNG LAI CỦA ĐỊA LÝ
GIỚI THIỆU:
1. NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ
“Việt Nam là một nỗi bực bội đối với Trung Quốc. Trong nhiều thế kỷ, hai dân tộc đã tranh chấp về lãnh thổ, và điều không may cho cả hai là khu vực miền nam này có một biên giới mà quân đội có thể vượt qua chẳng mấy khó khăn… Tuy nhiên nhìn từ góc độ của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ là một mối đe doạ nhỏ và một vấn đề có thể xử lí được.” Cuốn sách này của Tim Marshall, thực sự là đỉnh của đỉnh trong dòng sách geopolitics địa-chính-trị, mà trong đó, theo tác giả rất quyền uy trong mảng khảo cứu này, đa phần nhân loại vẫn là các tù nhân bị địa lý giam cầm, o bế, bị các ranh giới của địa lý quy định hành vi, và chính sách chính trị… Dĩ nhiên, trong rất nhiều các quốc gia, có những tù nhân muốn thoát gông xiềng, thì cũng có những gã hưởng lợi trời cho từ vị trí địa lý… Muốn biết địa lý giam hãm các quốc gia trên thế giới này ra sao, khiến ai khó khăn, khiến kẻ nào được thủ lợi… mời bạn tìm đọc Prisoners of geography, như hình, một cuốn sách địa chính trị hôm nay đến với bạn cũng qua rất nhiều những câu thúc từ địa lý… ….
Tham khảo thêm:
Địa lý định hình chính trị thế giới như thế nào? Colin Woodard là một nhà báo, đồng thời cũng là tác giả của năm cuốn sách, bao gồm cuốn “American Nations: A History of the Eleven Rival Cultures of North America” (tạm dịch là: “Các dân tộc Mỹ: Lịch sử cạnh tranh giữa mười một vùng văn hóa ở Bắc Mỹ”) và tiếp đến là cuốn “American Character: A History of the Epic Struggles Between Individual Liberty and the Common Good.” (tạm dịch là: “Tính cách người Mỹ: Thiên sử thi về cuộc chiến giữa Tự do cá nhân với Lợi ích cộng đồng”) Bạn hãy nghiên cứu địa cầu và ngẫm nghĩ xem tại sao các nước lại sở hữu địa hình vốn có như vậy, tại sao một số nước không ngừng cố gắng thay hình đổi dạng, còn một số nước khác thì bị chẻ ra bởi các đường đứt gãy đáng sợ, có khả năng đập tan nền hòa bình hoặc sự tồn tại của những nước đó. Tim Marshall, một cựu phóng viên nước ngoài làm việc cho Sky News của vương quốc Anh, biện luận rằng các câu trả lời nằm ngay trong nghiên cứu địa chính trị – đó là cách mà các nhân tố địa lý định hình chính trị thế giới. Đối với điều kiện tự nhiên của thực địa, khí hậu, dân số và các nguồn tài nguyên, Tim Marshall đã viết trong cuốn “Prisoners of Geography” (tạm dịch: “Tù nhân của Địa lý học”) của mình rằng chúng ” thường bị xem nhẹ quá mức cả trong các ghi chép về lịch sử cũng như trong báo cáo đương thời trên toàn thế giới,” và “Địa lý học luôn luôn là ngục tù đối với các phân loại – một loại định rõ một quốc gia là gì hoặc có thể là gì, còn một loại là từ những gì mà các nhà lãnh đạo thế giới của chúng ta thường đấu tranh để giải phóng.” Để giải thích rõ hơn về tính xác thực của địa chính trị, Marshall dẫn dắt các độc giả trên chuyến du lịch đến với nhiều nơi trên hành tinh, trình bày với họ về lịch sử, địa lý và các sự kiện hiện nay ở hai mươi bốn nước trên năm đại lục. Những người tham gia vào cuộc hành trình sẽ có thể thấy biểu hiện khi chơi Trivial Pursuit (Tạm dịch: Trò đuổi bắt) của họ được tiến bộ nhưng vẫn sẽ không rời bỏ con đường tràn đầy quả ngọt trong việc quan sát thế giới. Đây là bởi vì ghi chép của Marshall đi chệch với vấn đề chính và các ví dụ thực tiễn đã trải qua những cuộc giám sát quan trọng. Chúng ta được biết rằng các nhân tố địa lý thường giải thích những mối quan hệ giữa các nhà nước-quốc gia: Dãy Himalaya tách Trung Quốc khỏi Ấn Độ, những con sông đan cài ở Tây và Trung Âu liên kết các nước này với nhau, việc thiếu các đường nước để cho tàu thuyền đi lại và sự hiện diện của rừng rậm nhiệt đới khiến cho các nước thuộc Tiểu vùng Sahara châu Phi tách biệt khỏi các nước lân cận và thế giới bên ngoài. Cho đến nay, chúng ta được biết rằng người Mỹ đã nỗ lực để định cư, chinh phục, thống nhất và bảo vệ một quốc gia mà nó trải dài qua dãy núi Appalachian, qua thung lũng sông Mississippi và qua cả dãy núi Rocky bất chấp sự hiện hữu của những đối thủ có quyền uy to lớn; trong khi đó Triều Tiên, cho dù là đồng nhất cả về văn hóa, lịch sử và địa vật lý, thì vẫn bị chia cắt hoàn toàn thành hai Nhà nước thù địch lẫn nhau do hậu quả của bảy thập niên chìm trong chiến tranh; sự định cư không hợp lý của các dân tộc ở vùng trung đông châu Âu đã tạo nên một bản đồ lộn xộn và thậm chí là một lịch sử thế kỷ 20 càng phức tạp hơn. Địa lý học xem ra là một nhà tù có an ninh khá thấp. Một chương lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thiết lập xoay quanh ý tưởng là bất kỳ dân tộc nào cố gắng đạt được dải đất như tại nước Mỹ sẽ được dành riêng đặc quyền siêu cường, nhưng điều này rất ít được giải thích bằng cách nào việc này thực tế sẽ xảy ra như dự định. Chúng ta nhận thấy gì khi người Mỹ thuộc nền cộng hòa mới thành lập hoàn toàn không đồng ý rằng việc mở rộng liên bang còn non trẻ là khôn ngoan? Những người dân New England phản đối dữ dội Vùng đất mua Louisiana bởi vì vùng này sẽ cản trở mô hình văn hóa xã hội của họ được mở rộng dần dần theo thứ tự, đồng thời cũng nâng cao sức mạnh của các địch thủ chiếm hữu nô lệ ở phía Nam và của những kẻ Scots-Irish “kém văn minh” khai hoang vùng cao Appalachian. Việc mở rộng về phía Tây đã giúp ích rất lớn cho nước Mỹ, nhưng đó cũng gần như đã thật sự phá hủy đất nước này bởi làm dấy lên cuộc Nội chiến, vì có sự hạn chế về ngôn từ được dùng nên Marshall cố gắng tránh nhắc đến. Tại sao Mỹ không sát nhập với Canada – đất nước chia sẻ với Mỹ nguyên một đường biên giới dài và dễ thay đổi về mặt địa lý – thật không thể giải thích được. Có một câu chuyện thể hiện sâu sắc địa chính trị được kể ở Bắc Mỹ nhưng giờ thì không thể tìm thấy câu chuyện đó nữa. Nhật Bản, một đảo quốc thiếu thốn nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp nên buộc phải trở thành một cường quốc về hàng hải, chúng ta có thể thấy được Nhật Bản đã sử dụng khả năng này để xâm chiếm và thôn tính các nước lớn ở Đông và Đông Nam Á vào những thập niên 1930, 1940. Lạ thay âm mưu địa chính trị đầy tham vọng tiến về phía đông vào Thái Bình Dương của Nhật hoàng lại hoàn toàn bị lờ đi, bao gồm học thuyết nanshin theo chiều hướng “Nam tiến” vào vùng nhiệt đới Nam Thái Bình Dương, học thuyết này đã xuất hiện tại chương trình nghị sự quốc gia vào những năm 1880. Vì để chống lại sự xâm nhập của châu Âu, Nhật tuyên chiến với Đức năm 1914 vì vậy khi sáp nhập những thuộc địa rộng lớn trải dài từ bên này qua bên kia của liên bang Micronesia, quốc gia mà sau này phải gánh chịu sự thực dân hóa sâu sắc cùng với các âm mưu phát triển và quân phiệt hóa. Chiến lược nhằm giành thắng lợi tại chiến tranh Thái Bình Dương của Tokyo đã bị chỉ trích bởi các quần đảo Mariana, Marshall và Caroline, đồng thời các quần đảo này cũng bị lực lượng vũ trang Mỹ chiếm được chỉ sau khi song phương đều chịu sự tổn thất nhân mạng không thể tưởng tượng nổi. Thái Bình Dương, nét đặc trưng địa lý lớn nhất trên Trái đất, là bộ phận đầy rủi ro rơi ra từ một bản phân tích cách nhìn và hiểu thế giới của quốc gia có nền hàng hải trên Thái Bình Dương. Marshall càng tin chắc vào lý lẽ của mình khi thảo luận về Nga. Dù phải đối mặt với các vấn đề như diện tích khổng lồ của Nga, cuộc sống thiếu tự do, cả năm quanh đi quẩn lại với đại dương, Marshall vẫn cung cấp một bản phân tích đầy thuyết phục về tư tưởng địa chính trị của Nga, đây là kết quả của những năm tháng sống trên đồng bằng bãi bồi này. Hàng thế kỷ qua, các nhà lãnh đạo Nga vẫn cố gắng để thiết lập vùng đệm từ sự xâm lược – chiếm đóng Ukraine, Ba Lan, Siberia và vùng Viễn Đông – và để theo kịp Peter lời khuyên của Great là “càng đến gần Constantinople (Istanbul ngày nay) và Ấn Độ càng tốt” để chạm tới các đại dương. Marshall viết “Dù hệ tư tưởng của những người cầm quyền có là quân chủ, cộng sản hay tư bản thân hữu thì cũng chẳng sao cả”, “các cảng biển vẫn bị đóng băng và các đồng bằng ở Bắc Âu vẫn bằng phẳng.” “Prisoners of Geography” làm rõ cái giá khủng khiếp mà thế giới phải trả vì các viên chức châu Âu quyết định tạo ra các nhà nước – quốc gia với những đường biên giới hoàn toàn không để ý tới địa lý tự nhiên. Dân tộc Pashtun bị chia ra giữa phía nam Afghanistan và phía tây bắc Pakistan, cam đoan rằng cả hai quốc gia chẳng bên nào dính liền hay có thể di chuyển được. Iraq gắn kết đầy gượng ép với Kurdish, các vùng đất Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia, một quốc gia được “chế” ra chỉ để xuất hiện rồi biến mất ngay sau đó. Tại châu Phi Marshall ghi chép “hố đen khổng lồ mang tên Cộng hoà Dân chủ Congo …. mãi mãi không nên đặt cạnh nhau,” khi mà nước này gồm hơn 200 nhóm sắc tộc và hàng trăm ngôn ngữ trải rộng trên một vùng rừng lớn, rộng hơn cả Đức , Pháp và Tây Ban Nha cộng lại; 6 triệu người đã chết trong nửa thế kỷ nội chiến tại đây. Marshall dừng bút ngay vùng Bắc Cực, nơi mà những cuộc tranh luận có từ lâu đời về lãnh thổ đúng theo nghĩa đen là không thể tan chảy. Marshall ghi lại rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đơn phương tước vũ khí cả hai mặt trận hậu cần lẫn ngoại giao, cho phép những con tàu phá băng giảm từ sáu xuống còn một chiếc từ năm 1960 và lơ là việc thông qua Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, “thực sự từ bỏ quyền sở hữu hai trăm ngàn dặm vuông (khoảng 321.800 km vuông) lãnh hải. (Vì vậy, chúng tôi đã từ bỏ cả dầu mỏ lẫn các tài nguyên khác có thể xuất hiện ở đáy biển, từ bỏ luôn ý định tuần tra, khám phá, và bảo vệ phần lãnh thổ Bắc Cực còn sót lại.). Khi đặt dấu chấm hết, Marshall hi vọng nhân loại có thể cố gắng đào hào quanh nhà tù của địa lý, “những công nghệ đó… trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, có thể cho chúng ta một cơ hội tại Bắc Cực… và đạt được quyền “chơi tốt” để đem lại lợi ích cho tất cả các bên.” (Dịch bởi: Phạm Khánh Linh)
2. CHIA RẼ
“Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.” Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự; “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán; sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức, nếu xét tới những lợi thế địa lý mà nước này đã dày công gây dựng… Và còn rất nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các nhân tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian. Nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”, và rằng: “Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra”. Hay nói cách khác, theo luận điểm của Tim Marshall, thì một thế kỷ nữa kể từ bây giờ, nhân loại vẫn sẽ là “những tù nhân của địa lý”. “Một suy ngẫm cốt lõi và chi tiết về những động lực địa chính trị tồn tại trên toàn cầu.” – Tiến sĩ Sajjan M. Gohel …
Tim Marshall là ký giả kỳ cựu, nhưng ông cũng nổi tiếng không kém trong vai trò tác giả. Ông viết sáu cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, đã có ấn bản tiếng Việt, và Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường. Nếu như trong tác phẩm trước đó của mình, Những tù nhân của địa lý (2016), Marshall khẳng định nhân loại vẫn bị giam hãm trong nhà tù địa lý mặc dù đang ráo riết với giấc mơ vươn vào không gian, thì ở Chia rẽ (2018), góc nhìn trở nên thật gần hơn: trong nhà tù địa lý đó, con người vẫn dựng lên rất nhiều bức tường chia rẽ các sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng chính trị, vân vân. Mở đầu tác phẩm Marshall cho rằng những bức tường vật chỉ là phần “cái gì” của sự chia rẽ, không phải là phần “tại sao”. Tức là, những bức tường vật chất chỉ thể hiện sự chia rẽ giữa “cái gì” và “cái gì”, chưa cho ta lời giải thích “tại sao” lại có sự chia rẽ đó. Lời giải thích chính là sự chia rẽ trong tâm trí con người. Ông viết: “Tuy nhiên, những sự chia rẽ vật chất này được phản ánh qua sự chia rẽ trong tâm trí – những ý tưởng lớn đã dẫn dắt nền văn minh của chúng ta và trao cho chúng ta bản sắc và một cảm nhận thuộc về nơi nào đó – chẳng hạn như cuộc đại ly giáo của Kitô giáo, sự chia rẽ của đạo Hồi thành Sunni và Shia” Chính vì ý niệm chia rẽ đó vẫn bám trụ dai dẳng trong tâm trí như một phần bản chất con người, những bức tường cứ ngày càng nhiều thêm, cùng với sự phát triển của các hình thái xã hội. Chúng ta đã được nghe về những bức tường của thành Troy, Jericho, Babylon xưa kia, ngăn chia những cuộc phân tranh lợi ích đẫm máu trong lịch sử. Những bức tường mới lại mọc lên, chia rẽ các sắc tộc, chủ thuyết chính trị, hay những ranh giới mơ hồ hơn về tín ngưỡng tôn giáo. Sự chia rẽ còn theo chúng ta vào thời đại mới, khi các nền tảng công nghệ thông tin xuất hiện, được kỳ vọng kết nối con người, song lại làm phát sinh thêm nhiều “bộ lạc mới” trên cộng đồng mạng, họ tự tiện phát ngôn, buông lời công kích, và gây chia rẽ. Những ví dụ như thế thật nhiều vô kể. Trong Chia rẽ, tác giả không tỉ mỉ liệt kê và phân tích mọi vùng miền, và mọi sự chia rẽ, mà “tập trung vào những khu vực minh họa tốt nhất cho thách thức với bản sắc trong một thế giới đã toàn cầu hóa”. Trung Quốc hẳn là một ví dụ đặc sắc, một quốc gia khổng lồ tưởng chừng thống nhất dưới một chính thể và hệ tư tưởng, nhưng tiềm ẩn nhiều bất ổn tiềm tàng liên quan đến sự chia rẽ trong nội bộ. Hoa Kỳ là ví dụ thứ nhì, với sự kiện Donald Trump đắc cử tổng thống và ấp ủ kế hoạch xây một bức tường khổng lồ để ngăn dòng người nhập cư từ Mexico tràn vào. Vương quốc Anh “đã đứng vững trước những tình cảm dân tộc chủ nghĩa và sự chia rẽ giai cấp và tôn giáo trong quá khứ” nhưng nay một lần nữa lại bị thử thách. châu Âu là một ví dụ minh họa khá rõ cho một xu hướng rạn nứt đang dần thành hình trong một khối liên minh. Trung Đông vẫn sôi sục những tranh chấp xoay quanh vấn đề sắc tộc và tôn giáo. Châu Phi, có hơn 3.000 nhóm sắc tộc, với sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, và “Bản sắc sắc tộc vẫn áp đảo ở hầu hết các quốc gia”. Chia rẽ là một tác phẩm khách quan viết về địa chính trị. Xuyên suốt tác phẩm, Tim Marshall đã chuyển tải một thông điệp mang tính cảnh báo: Chúng ta đã và đang sống trong một thế giới bị chia rẽ, thế giới của những bức tường hữu hình lẫn vô hình, dẫy đầy sự phân tranh, và hiện trạng đó chưa có nhiều dấu hiệu được cải thiện. Nhưng dẫu vậy, tác giả vẫn để lại một tia hy vọng ở lời kết của cuối sách: “Vì thế mặc dù hiện giờ chủ nghĩa dân tộc và chính trị bản sắc lại một lần nữa nổi lên, có triển vọng là khúc quanh lịch sử sẽ lại xoay hướng về phía đoàn kết và thống nhất.”
3. QUYỀN LỰC CỦA ĐỊA LÝ
Tim Marshall đã nhận xét rất xác đáng rằng: “Các đế chế nổi lên rồi suy tàn. Các liên minh hình thành rồi tan rã. Thời kỳ hòa bình ở châu u sau các cuộc chiến của Napoleon kéo dài khoảng sáu mươi năm; ảo vọng ‘Bá chủ nghìn năm’ của Đức quốc xã cũng chỉ tồn tại hơn một thập niên. Cho nên không thể biết được chính xác cán cân quyền lực sẽ thay đổi như thế nào trong những năm tới…” Và “những nền kinh tế và địa chính trị khổng lồ sẽ tiếp tục có sức ảnh hưởng lớn đến các vấn đề toàn cầu”, vì vậy mà trong cuốn sách bán chạy Những tù nhân của địa lý của mình, Tim Marshall đã đề cập đến các cường quốc có ảnh hưởng đến chính trị toàn cầu như Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU, Ấn Độ… Tuy thế, các quốc gia nhỏ hơn cũng đóng một vai trò quan trọng, vì địa chính trị liên quan đến các đồng minh, và với trật tự thế giới đang thay đổi không ngừng, các cường quốc lớn cần lôi kéo các cường quốc nhỏ về phe mình và ngược lại. Quyền lực của địa lý sẽ đề cập đến vai trò, vị thế của quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ hơn đó. Chúng ta sẽ thấy, liệu Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Anh, có cơ hội nào để giành lấy quyền lực trong tương lai hay không? Có cách gì để hóa giải những rắc rối ở vùng Sahel để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tị nạn tiếp theo cho châu u không? Tại sao Trung Đông phải có tầm nhìn vượt xa khỏi dầu và cát để đảm bảo được tương lai của chính mình? Và không chỉ giới hạn ở “lãnh địa trần gian”, cuộc đua chính trị trong kỷ nguyên này sẽ còn vượt cả vào vũ trụ, khi nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền không gian ở ngoài hành tinh. Và liệu bầu không gian của Trái đất có trở thành chiến trường tiếp theo của thế giới? Nếu bạn đã bị cuốn hút bởi Những Tù Nhân Địa Lý, Chia Rẽ chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua được tựa sách này!
4. CHẾ.T CHO MÀU CỜ
Những lá cờ từ lâu vẫn là một biểu tượng có quyền lực lớn lao, truyền đạt nhanh chóng các thông điệp và thể hiện cảm xúc mạnh mẽ.
Chúng cũng đồng hành cùng với những phong trào lớn của các lý tưởng, dân tộc và tôn giáo để biểu trưng cho những bước ngoặt trong lịch sử hay những thay đổi trong tiến trình phát triển, thể hiện nỗ lực đoàn kết hoặc gây chia rẽ thông qua gieo rắc nỗi sợ hãi.
Qua chín chương sách, tác giả đã đưa ra được hầu hết những lá cờ điển hình của các cường quốc và những khu vực lớn trên thế giới như: Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Trung Đông, châu Á, châu Phi, Mỹ Latin và cả những lá cờ của các tổ chức khủng bố.
Mỗi lá cờ đều chứa đựng những câu chuyện bí mật, không chỉ về nguồn gốc và ý nghĩa của từng biểu tượng gắn trên chúng còn cả lịch sử lâu dài về tôn giáo và sắc tộc mà có thể lần đầu tiên ta được nghe tới.
5. TƯƠNG LAI CỦA ĐỊA LÝ
“The Future of Geography” là tác phẩm mới nhất của nhà báo, biên tập viên Tim Marshall (tác giả của cuốn sách triệu bản nổi tiếng “Những tù nhân của địa lý”).
Thế giới đang bước vào cuộc đua mới: giành quyền thống trị không gian. Kể từ khi chúng ta có thể đi xuyên qua rồi vượt ra bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất thì không gian đã trở thành một chiến trường khốc liệt. Cuộc chạy đua trong không gian ngày càng gay cấn và quyết liệt với sự tham gia của ba siêu cường Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Với “The Future of Geography”, tác giả Tim Marshall tiếp tục khẳng định tài năng và kiến thức chuyên sâu của mình với một cuốn sách có tầm nhìn mang tính tiên tri về tương lai của địa chính trị không gian trong 50 năm tới, khi các quốc gia và các công ty tư nhân cạnh tranh để kiểm soát quyền lực và tiếp cận tương lai chung của nhân loại.
Thậm chí trong một chương của cuốn sách “The Future of Geography”, Tim Marshall chỉ ra rằng các hiệp ước về không gian hiện tại đã trở nên thiếu sót đến mức nào. Và sự thay đổi đang diễn ra nhanh hơn những gì chúng ta có thể nhận thấy.
“The Future of Geography” là một cuốn sách đầy hấp dẫn và sâu sắc, được viết với sự hài hước và hứng thú từ cây bút nổi tiếng về địa chính trị vốn đã tạo dấu ấn với các độc giả qua các cuốn sách như “Những tù nhân của địa lý”, “Chia rẽ” hay “Quyền lực của địa lý”.
TÁC GIẢ: Tim Marshall, sinh năm 1959, là ký giả người Anh có hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện thế giới cho BBC, Sky News. Ông viết sáu cuốn sách, đều là sách bán chạy. Trong đó nổi tiếng nhất là Prisoners of Geography, được liệt vào danh sách New York Times Seller, đã được xuất bản ở Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan.