Giới thiệu tác giả:
Diêm Liên Khoa, sinh năm 1958, người làng Dao Câu, trấn Điền Hồ, huyện Tung, thành Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông được mệnh danh là đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường, một nhà văn đầy lương tâm, trách nhiệm khi dùng văn học để đối diện với những mặt trái của xã hội, mặt tối của lòng người. Tác phẩm của Diêm Liên Khoa thường gây tranh luận, mỗi lần ông viết một tác phẩm mới là một lần dấy lên dư luận, chấn động văn đàn. Diêm Liên Khoa thường viết về bóng tối, cái chết và sự băng hoại của nhân phẩm nhưng lại hướng con người đến ánh sáng, sự sống và nhân tính. Sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, được các nhà phê bình và độc giả trên thế giới đánh giá rất cao.
1.Đinh Trang Mộng – Diêm Liên Khoa
VÙNG ĐẤT Hà Nam nghèo khó ở Trung Quốc là nền tảng cho nhiều cuốn tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa, trong đó có Đinh Trang Mộng. Quan chức địa phương thì tham nhũng, các doanh nhân thì vô đạo đức, còn nông dân chân lấm tay phèn sẵn sàng bất chấp mọi thứ để đạt tới khát vọng làm giàu nhanh chóng. Đạo đức xuống cấp, lòng tự trọng trở nên hao mòn, nhân cách băng hoại, tình người được cân đo đong đếm tỉ mẩ Rồi một ngày người ta cay đắng nhận ra, khi con người đã không còn phẩm giá, vùng đất chỉ còn lại sự tuyệt vọng và chỉ có sự tuyệt vọng ngự trị mà thôi.
Diêm Liên Khoa đã tái sinh một Kim Liên khác, trong một không gian khác và bằng một cái nhìn khác. Ông đã tách Kim Liên ra khỏi huyện Thanh Hà để đưa về vùng núi Bá Lâu – không gian văn học của riêng ông, đặt nhân vật vào cơn bão kinh tế thị trường thời kì đầu cải cách mở cửa, nhào nặn trong những mối quan hệ phức tạp của đời sống hiện đại.
Chọn cách viết lại tích xưa, Diêm Liên Khoa đã khai thác những ấn tượng sẵn có trong tâm khảm độc giả, từ đó tiến hành đối thoại với văn học quá khứ, với các cách hiểu về Kim Liên trong truyện xưa, đồng thời thể hiện sự trăn trở, day dứt về một thế giới của hiện tại, thế giới mà ở đó quyền lực và tính dục làm tha hoá và bóp méo nhân tính con người…
2.Tứ Thư – Diêm Liên Khoa
Phàm phu hám lợi, kẻ sĩ háo danh. Lợi có thể khiến người ta giẫm lên kẻ khác, danh có thể khiến người ta quên cả chính mình. Tứ Thư không chỉ nói đến bản chất thiện lương của con người, mà còn là câu chuyện về sự thoái hóa của nhân tính trong vòng tranh danh đoạt lợi. Biến mình thành cầm thú, coi mình là thánh thần, cả hai nẻo đường ấy đều khiến con người rời xa nhân tính.
Lấy thần thoại và kinh thánh làm mực, lấy siêu thực và hoang đường làm bút, Diêm Liên Khoa đã vẽ nên một không gian bát ngát và chói lòa, nơi thiện ác bất phân, nơi thiên đường đảo điên cùng địa ngụ
3. NGÀY THÁNG NĂM đã thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp của một vùng đất trong cơn đại hạn đang bị mặt trời thiêu đốt. Lối tự sự táo bạo, chủ nghĩa hiện thực hiện đại cùng thủ pháp kinh điển, chỉ thông qua một cây ngô, một ông già, một con chó mù và một thôn trang hoang vu, nhà văn Diêm Liên Khoa đã vẽ nên một bức tranh tuyệt mỹ về sự tồn sinh của con người, đưa câu chuyện thành một bản tụng ca sự sống cùng ý chí ngoan cường của nhân loại. Ngày Tháng Năm là Sisyphus của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng khiến mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy mình là một Sisyphus đáng thương.
Phàm phu hám lợi, kẻ sĩ háo danh. Lợi có thể khiến người ta giẫm lên kẻ khác, danh có thể khiến người ta quên cả chính mình. Tứ Thư không chỉ nói đến bản chất thiện lương của con người, mà còn là câu chuyện về sự thoái hóa của nhân tính trong vòng tranh danh đoạt lợi. Biến mình thành cầm thú, coi mình là thánh thần, cả hai nẻo đường ấy đều khiến con người rời xa nhân tính.
Lấy thần thoại và Kinh Thánh làm mực, lấy siêu thực và hoang đường làm bút, Diêm Liên Khoa đã vẽ nên một không gian bát ngát và chói lòa, nơi thiện ác bất phân, nơi thiên đường đảo điên cùng địa ngục.
4. Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn
Diêm Liên Khoa đã tái sinh một Kim Liên khác, trong một không gian khác và bằng một cái nhìn khác. Ông đã tách Kim Liên ra khỏi huyện Thanh Hà để đưa về vùng núi Bá Lâu – không gian văn học của riêng ông, đặt nhân vật vào cơn bão kinh tế thị trường thời kì đầu cải cách mở cửa, nhào nặn trong những mối quan hệ phức tạp của đời sống hiện đại.
Chọn cách viết lại tích xưa, Diêm Liên Khoa đã khai thác những ấn tượng sẵn có trong tâm khảm độc giả, từ đó tiến hành đối thoại với văn học quá khứ, với các cách hiểu về Kim Liên trong truyện xưa, đồng thời thể hiện sự trăn trở, day dứt về một thế giới của hiện tại, thế giới mà ở đó quyền lực và tính dục làm tha hoá và bóp méo nhân tính con người…