Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858-1945)
Nhà xuất bản: NXB Thông Tin và Truyền Thông
Số trang: 1439
Hình thức bìa: Bìa cứng có áo
Ngày xuất bản: 2017
Trọng lượng (gr):1350
….
Giới thiệu
Cuốn sách là tập hợp các văn bản pháp quy tiêu biểu đề cầp tới vấn đề giáo dục được lựa chọn từ khối tài liệu và tư liệu lưu trữ tiếng Pháp hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, được biên soạn bằng tiếng Việt dưới dạng sách tra cứu.
Nội dung cuốn sách phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện nền giáo dục Việt Nam cũng như những chủ trương và chính sách của chính quyền thuộc địa về giáo dục giai đoạn 1858 – 1945.
Trong giai đoạn này, người Pháp đã tiến hành lần lượt các cuộc cải cách giáo dục và sau những cuộc cải cách đó, nền giáo dục ba cấp ở Việt Nam đã căn bản hình thành. Hệ thống trường học, cấp học, lớp học được tổ chức một cách bài bản với hình thức dạy học tập trung. Nền giáo dục đa dạng về loại hình trường lớp, hệ thống giáo dục được tổ chức rộng khắp. Chương trình học được xây dựng với nội dung giáo dục toàn diện không chỉ có khoa học xã hội mà cả khoa học tự nhiên, kĩ thuật, ngoại ngữ…
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến quy chế thi cử ở các cấp học; việc thành lập và nội quy các trường học; …
Ngoài phần nội dung chính, phần phụ lục cuốn sách có:
– Bảng chữ viết tắt
– Sách dẫn (Index)
– Từ điển chú giải: chú thích tên gọi các cấp học, trường học, lớp học, bằng cấp, các kì thi tuyển, và một số chức danh, tổ chức được sử dụng trong thời kì Pháp thuộc.
Nhiều tài liệu được tập hợp lại trong cuốn sách là những văn bản lần đầu tiên được công bố, rất có giá trị về mặt sử liệu, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách về giáo dục, các nhà khoa học, học sinh, sinh viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà.