“MỘT CUỐN SÁCH KINH ĐIỂN, MỘT TÁC PHẨM CỐT YẾU CẦN ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI.”
Đế chế ký hiệu không phải là cuốn sách của một trí thức phương Tây có tham vọng tìm hiểu xã hộiv à văn hóa Nhật Bản. Cũng không phải một lời bày tỏ tình yêu dành cho phương Đông. Trên thực tế, đúng hơn là nước Nhật đã đặt Barthes vào tình thế buộc phải viết.
Sau chuyến đi Nhật dài ngày theo lời mời của nhà văn Maurice Pinguet, khi ấy là giám đốc Viện Pháp-Nhật ở Tokyo, Roland Barthes đã phác họa bức tranh về một Nhật Bản của những ký hiệu, của mật mã và quy ước, thanh cao và đẹp đẽ, bạo lực và trống rỗng, trong từng khu phố, từng nhà ga, cửa hàng, sân khấu hay những khu vườn… qua mỗi gương mặt, nét chữ, miếng tempura, trò chơi pachinko…