“Thoát khỏi sự ràng buộc bắt nguồn từ những định kiến và lập trường chính trị, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18.
Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bên dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối
thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ- Gia Long Nguyễn Ánh.
Trong số rất nhiều sách sứ, Lịch sử nội chiến ở Việt Năm từ 1771 đến 1802 chiếm một địa vị thật riêng.
Ngày từ khi xuất bản lần dầu năm 1973, tác phẩm đã được học giới nhìn nhận như một công trình chung quyết về lịch sử phân ly và nhất thống đất nước. Nhà chuyên môn tìm thấy ở sách một tinh thân học thuật không vị nể, người đọc phổ thông tìm thấy trong sách những câu chuyện xảy ra nhiều thế kỷ trước mà ảnh hưởng còn mãi dến ngày nay”