LỊCH SỬ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập ngày 27 Tháng Mười năm 1924 với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Tên tiếng Pháp của trường khi đó là École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine (en) nhưng nếu theo hệ thống giáo dục chính quy của Pháp thì không thể coi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là trường cao đẳng vì École Supérieure phải thuộc hệ thống trường lớn (Grandes écoles), tức những trường bậc đại học danh tiếng nhất. Đúng ra theo hệ thống giáo dục Pháp thì trường cao đẳng là trường đại học chuyên ngành, thể thức thi tuyển vào còn khó khăn hơn các trường Đại học (Université) bình thường. Tuy nhiên trường Cao đẳng Mỹ thuật đã thành công như một bước đột phá mang quy thức nghệ thuật Tây phương đến Đông Dương.
Người đảm nhiệm thành lập trường là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu; ông được bổ làm hiệu trưởng. Khi ông mất năm 1937, Évariste Jonchère (en 1892-1956) là người kế nhiệm.
Thầy giáo họa sĩ pháp Victor tại Mỹ thuật Đông Dương
Vào thời Nhật chiếm (1940-45) hoạt động của trường mỹ thuật Đông Dương bị hạn chế rất eo hẹp. Năm 1943 vì nạn oanh tạc của máy bay Đồng minh Trường phải tản cư dời bỏ Hà Nội. Khoa hội họa do Joseph Inguimberty (en) điều hành và một phần khoa điêu khắc dời lên Sơn Tây. Khoa kiến trúc và phần lớn khoa điêu khắc thì theo Jonchère vào Đà Lạt. Một số lớp mỹ thuật trang trí thì lánh xuống Phủ Lý. Khi Nhật đảo chính Pháp Tháng Ba năm 1945 thì Trường bị giải tán.
Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-45), trao bằng tốt nghiệp cho 128 sinh viên họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của nền mĩ thuật Việt Nam sau này như Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), Nguyễn Phan Chánh, Georges Khanh, Tô Ngọc Vân và Lê Phổ.
Những sinh viên đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương
Thể thức thi cử nhập học và học trình
Nhà trường tổ chức tuyển sinh tại Hà Nội – Huế – Sài Gòn –Phnompenh – Vientiane cùng một lúc, bao gồm các môn thi sau:
Hình họa, vẽ người mẫu trong 6 buổi, mỗi buổi 3 giờ.
Bố cục trang trí theo đề tài, mỗi buổi 8 giờ liền.
Định luật xa gần, mỗi buổi 4 giờ.
Một bài luận Pháp văn, chỉ kiểm tra.
Các bài thi của thí sinh đều niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng.
Thời kì cuối cùng
Tháng 12/1943, Mỹ ném bom Hà Nội, theo chủ trương của Nha học chính Đông Dương các trường phải sơ tán khỏi Hà Nội, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành 3 bộ phận sơ tán 3 nơi:
– Các lớp mỹ nghệ sơ tán ở Phủ Lý do Geogie Khánh và Bùi Tường Viên phụ trách.
– Khoa kiến trúc và một phần lớn khoa điêu khắc vào Đà Lạt do E.Jonchère phụ trách. Năm 1944, Khoa Kiến trúc ở Đà Lạt được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Nghị định ngày 22-2-1944).
– Khoa hội họa và một bộ phận nhỏ khoa điêu khắc lên Sơn Tây do giáo sư Inguimberty cùng với các họa sĩ Nam Sơn và Tô Ngọc Vân phụ trách.
Chương trình học vẫn như cũ, nhưng do tình trạng sơ tán các môn phụ và lý thuyết phải bỏ, chỉ học được những môn chính. Việc học tập của sinh viên gần với thiên nhiên và gắn với thực tế hơn. Đó chính là đặc điểm của thời kỳ này.
Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa. ở Đà Lạt, khoa Kiến trúc sau năm 1945 vẫn tiếp tục đào tạo, tên gọi của trường vẫn duy trì đến năm 1948.
Triển lãm đã tổ chức
Triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931. Những hoa sĩ tham gia gồm có Đặng Trần Cốc, Đỗ Đức Thuận, Hồ Văn Lái, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Nam Sơn, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hữu Khánh, Thang Trần Phềnh, Tô Ngọc Vân. Các chất liệu gồm có sơn dầu, lụa, khắc gỗ, màu nước và sơn. Khi triển lãm kết thúc, các tác phẩm phần được bán, phần được lưu giữ tại Pháp, được tiếp tục đem trưng bày tại Salon các nghệ sĩ Pháp, một phần còn lại được lưu giữ tại văn phòng kinh tế Đông Dương.
Triển lãm tại Salon các nghệ sĩ Pháp tại Paris năm 1933 gồm có các họa sĩ Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Lê Phổ.
Năm 1943, galeri Hessel triển lãm tranh của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm
Năm 1948, triển lãm về hội họa và điêu khắc của các họa sĩ đã từng theo học trường Mỹ thuật Đông Dương được tổ chức tại Khu học xá của trường Đại học Pháp
Các tác phẩm hội họa của các học sinh trưởng Mỹ thuật Đông Dương được triển lãm tại Rome năm 1932, Cologne năm 1933, tại Milan 1934, tại Bỉ năm 1935 – 1937, tại San Francisco năm 1937, tại Nhật năm 1940…
Viện Mỹ thuật
Thành lập năm 1962 (Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ) do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Viện trưởng. Năm 1995 sáp nhập với trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Trong giai đoạn này Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu ví dụ như các một số cuốn sách: Mỹ thuật Lý, Trần, Lê, Mạc, Mỹ thuật Nguyễn ở Huế, Bản rập họa tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam, Hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam, Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại, Bãi đá cổ Sapa dưới con mắt tạo hình.
Cơ sở vật chất trường mỹ thuật Đông Dương
Trường nằm giữa khu phố và dân cư đông đúc của thành phố, có diện tích khá nhỏ, một phần diện tích của trường Cao đẳng xưa đã bị cắt bớt để xây dựng trụ sở một cơ quan của Bộ Công An nằm kế bên. Trường có 5 khối nhà chính, với khoảng 20 phòng học, một nhà bảo tàng, một nhà triển lãm, 2 xưởng sơn mài, 1 xưởng đồ họa, 2 phòng máy tính với khoảng 50 máy và một thư viện.
Trường có một kí túc xá nằm trong khuôn viên với khoảng gần 30 phòng. Phòng dành cho sinh viên trong nước thì nhỏ, kê 3 giường đôi, có nhà vệ sinh riêng và có bình nước nóng. Phòng dành cho sinh viên nước ngoài rộng, đẹp và thuận tiện hơn, với trang thiết bị giống một phòng khách sạn nhỏ.
Tuyển sinh
Từ năm 2013, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam lựa chọn phương thức tuyển sinh kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển (tổ chức các môn thi năng khiếu, xét tuyển môn Ngữ văn).
Địa điểm thi: Tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Địa chỉ: số 42 phố Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Các môn thi
Hình họa: Vẽ người toàn thân bằng chất liệu chì hoặc than, thời gian thi 01 ngày (8 tiết, mỗi tiết 45 phút). Thí sinh đứng theo vị trí sắp sẵn theo số báo danh. Giờ nghỉ giữa các tiết tất cả các thí sinh bắt buộc phải ra khỏi phòng và trở lại khi bắt đầu tiết sau.
Trang trí: Vẽ một bài trang trí theo chủ đề. Kích thước tuỳ vào đề thi, chất liệu bột màu trên giấy báo của trường. Thời gian thi 01 ngày (8 giờ liền kể cả thời gian nghỉ ăn trưa). Thí sinh không được phép ra khỏi phòng suốt thời gian này. Người nhà được đưa thức ăn vào theo số báo danh, hoặc trong trường có bán cơm hộp hoặc bánh mì.
Bố cục: Vẽ một bài bố cục theo chủ đề. Kích thước và thể lệ như môn trang trí.
Tượng tròn: Nặn chân dung người, thời gian thi 01 ngày (8 tiết, mỗi tiết 45 phút).
Phù điêu: Nặn phác thảo phù điêu, thời gian thi 01 ngày (8 giờ liền kể cả thời gian nghỉ ăn trưa).
Văn: Xét tuyển môn Ngữ văn (Không tổ chức thi).
– Hình thức xét tuyển môn ngữ văn: Điểm Ngữ văn được tính là điểm trung bình của kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học và điểm tổng kết 3 năm học trung học phổ thông của môn Ngữ văn. (Điểm trung bình môn Ngữ văn phải đạt 5,0 trở lên).
Các chương trình đào tạo
Trường đã từng có các chương trình đào tạo hệ sơ cấp và cao đẳng, song giờ chỉ còn hệ Đại học và sau Đại học.
Hệ đại học trường mỹ thuật Đông Dương
Khoa Hội Họa
Mỗi năm tuyển sinh chừng 30-40 người. Tuyển sinh thường niên.
Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì.
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân nghệ thuật ngành Hội họa có trình độ và khả năng sáng tạo các tác phẩm hội họa và phục vụ các hoạt động mỹ thuật khác của xã hội.
Đặc điểm chương trình học: chuyên về Hội họa với các chất liệu chủ yếu: Sơn dầu, Sơn mài, lụa. Không học các môn in và khắc. Học Hình họa vào tất cả các buổi sáng (trừ kì học cuối cùng).Có đóng học phí.
Khoa Đồ họa
Mỗi năm tuyển sinh chừng 5-7 người. Tuyển sinh thường niên.
Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì.
Đặc điểm chương trình học: chuyên về các kĩ thuật in ấn đồ họa và khắc như: in đá, in kẽm, khắc gỗ… Không học kĩ thuật Sơn mài. Học Hình họa vào tất cả các buổi sáng (trừ kì học cuối cùng).
Có đóng học phí.
Khoa Thiết Kế Đồ họa
Mỗi năm tuyển sinh chừng 20-25 người. Tuyển sinh thường niên.
Thời gian học 5 năm. 2 năm đầu được xem là 2 năm cơ bản về chuyên ngành, 3 năm sau là 3 năm học chuyên sâu.
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân ngành Thiết kế đồ họa, có trình độ và khả năng thiết kế, sáng tác những tác phẩm đồ họa hai chiều với chức danh là nhà thiết kế đồ họa (Graphic Designer), đồng thời có thể làm một số công việc như là nhà thiết kế quảng cáo (Advertising Designer).
Khoa Điêu Khắc
Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì.
Mỗi năm tuyển sinh chừng 7-9 người. Tuyển sinh thường niên.
Đặc điểm chương trình học: chuyên sâu về tạo hình khối với các bài nghiên cứu trên đất sét. Chỉ học Hình Họa 2 kì đầu tiên.
Khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì.
Tuyển sinh chừng 5-10 người. Tuyển sinh không thường niên.
Đặc điểm chương trình học: nghiên cứu lịch sử mĩ thuật và các môn lí luận. Học Hình họa vào các buổi chiều mỗi 2 tuần. (2 tuần học liền 2 tuần không học) trong 6 kì học đầu.
Khoa Sư phạm Mỹ thuật
Thời gian học 4 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì.
Mỗi năm tuyển sinh chừng 25 người. Tuyển sinh thường niên.
Đặc điểm chương trình học: học đủ các chất liệu Lụa, Sơn mài, Sơn dầu, Khắc gỗ.
Tăng cường các môn Lí luận và Sư phạm. Học Hình họa vào tất cả các buổi sáng (trừ năm học cuối cùng).
Có 2 chuyến đi thực tập giảng dạy xa Hà Nội vào năm thứ 3 và 4. Mỗi chuyến từ 2-4 tuần.
Đặc điểm học
Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam đào tạo sinh viên Mĩ thuật tạo hình
Sinh viên không có quyền chọn lựa môn học, và phải hoàn thành đủ mọi môn.
Với các môn chuyên ngành (tùy theo từng khoa), các bài vẽ đều được tính điểm. Bài cuối cùng mỗi kì được tính điểm số với mức quan trọng của một bài thi. Như vậy nhìn chung cường độ học rải đều, mùa thi sinh viên vẫn làm việc bình thường, không có áp lực gì đặc biệt.
Mỗi năm, các lớp đều có một chương trình gọi là Đi Thực Tế; kéo dài 4-8 tuần tại một vùng ngoại thành nào đó trong bán kính khoảng 600 km. Các địa điểm gồm miền núi, miền biển, và nông thôn (đồng bằng). Sinh viên thường rất thích kì đi thực tế.
Trong thời gian này sinh viên được liên hệ sống chung với gia đình người dân. Mục đích chuyến đi là lấy tư liệu vẽ thực tế bằng ghi chép, kí họa.
Riêng khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, các chuyến đi có thể ngắn ngày hơn, song tới một chuỗi các địa danh khác nhau, và sinh viên ghi chép lại các thông tin về lịch sử mĩ thuật.
Năm cuối cùng tại trường mỹ thuật Đông Dương, mỗi sinh viên tự chọn nơi đi thực tế tự do, có thể đi một mình hoặc một nhóm. Có sinh viên chọn ở lại Hà Nội ghi chép cảnh phố xá, có sinh viên chọn đi xa như vào Tây Nguyên, Nam trung bộ.
Các chương trình trao đổi sinh viên
Một số bộ môn chuyên ngành trường Mỹ Thuật Đông Dương
Hình Họa
Bố Cục
Trang Trí
Kĩ thuật Lụa
Kĩ thuật sơn dầu
Kĩ thuật sơn mài
Kĩ thuật khắc và in gỗ
Kĩ thuật khắc và in kẽm
Cựu sinh viên tiêu biểu
Khóa I: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ…
Khóa II: Tô Ngọc Vân
Khóa III: Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Lập Ngôn
Khóa IV: Nguyễn Tường Lân
Khóa VI: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang
Khóa VII: Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị
Khóa VIII: Huỳnh Tấn Phát
Khóa XI: Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ, Bùi Trang Chước..
Một số nhạc sĩ cũng theo học vẽ tại đây: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Đình Phúc…
Thế hệ sau như: Nguyễn Bá Lăng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm…
(Theo Hoasivietnam)