1.BẢN KỶ (Bìa cứng) là phần đầu tiên của Sử ký, gồm cả thảy mười hai thiên, chép việc từ thời Ngũ Đế cho tới thời Hán Vũ Đế. Về ý nghĩa của từ “bản kỷ”, đại để có thể hiểu bản tức là căn bản, kỷ tức là kỷ cương, cái kỷ cương căn bản nằm ở người nắm chính lệnh, cho nên Bản kỷ là sự ghi chép về những người nắm giữ chính lệnh trong thiên hạ, thường là các bậc Đế, Vương.
Trong Bản kỷ, tác giả chủ yếu ghi chép theo lối biên niên, liệt kể về từng triều đại hoặc từng vị vua theo trình tự thời gian, trải dài từ thời viễn cổ cho tới thời điểm mà tác giả sinh sống. Nhìn từ tổng thể, có thể nói Bản kỷ chính là bộ khung của Sử ký, cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát về hơn hai nghìn năm lịch sử của dân tộc Hoa Hạ. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến tác giả đặt phần này ở đầu tiên.
2. THƯ (Bìa cứng) là phần duy nhất của Sử ký chưa được dịch tại Việt Nam. Và nhóm Cổ Thư Lâu sẽ người về đích trong việc hoàn thành trọn bộ tác phẩm này.
Sau khi đã phát hành xong phần đầu tiên: BẢN KỶ – BIỂU, nay Nguyễn Đức Vịnh tiếp tục cho ra mắt phần THƯ.
Thư là phần thứ ba của Sử ký, gồm cả thảy tám thiên, cho nên còn được gọi là Bát thư. Về ý nghĩa của chữ “thư”, Sử ký sách ẩn cho rằng: “Thư, là tên gọi chung của Ngũ kinh Lục tịch vậy. Bát thư ở đây ghi chép về đại thể của quốc gia.” Ngũ kinh Lục tịch chỉ chung các loại sách vở kinh điển của Nho gia, theo đó thì “thư” tức là kinh sách. Ngoài ra, chữ “thư” còn có một nghĩa phổ biến khác nữa là ghi chép, như vậy Bát thư tức là sự ghi chép về tám phương diện khác nhau, hiểu theo nghĩa đó cũng phù hợp.
Xét tổng thể, trong năm phần của Sử ký, Bát thư dù ngắn nhất nhưng lại là phần phức tạp nhất, vì lẽ phạm vi bao hàm của nó rộng và trải khắp nhiều lĩnh vực, từ thiên văn, địa lý cho tới những vấn đề cốt yếu nhất trong đời sống của con người.
Nhìn chung, đây là một cuốn sách khó đọc và phần lớn nội dung không phù hợp lắm với việc đọc để giải trí. Nhưng một khi đã đọc xong rồi, ắt hẳn cái uyên bác của tác giả sẽ làm ta khâm phục, cái cốt cách của tác giả sẽ khiến ta nể trọng, và cái bi phẫn của tác giả sẽ khiến ta thổn thức. Như lời học giả Phan Ngọc từng nói trong Lời giới thiệu của tập Sử ký mà ông trích dịch: “Suốt đời Tư Mã Thiên không muốn gì hơn là có những người hiểu mình”, chúng tôi rất mong qua bản dịch mà ắt hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót này, bạn đọc sẽ có dịp hiểu hơn về con người vĩ đại của hơn hai nghìn năm trước ấy.
3. SỬ KÝ CỐ SỰ ĐỒ (Bìa mềm) : bao gồm một số bức họa của người xưa có đề tài liên quan để soạn thành một cuốn sách riêng, gọi là Sử ký cố sự đồ. Sách gồm các bức họa được đặt cạnh trích đoạn liên quan trong Sử ký, cốt để bạn đọc có thể vừa xem tranh, vừa thưởng thức lại những mẩu chuyện nhỏ thú vị. (Nguyễn Đức Vịnh)