TRANH ĐẠO GIÁO Ở BẮC VIỆT NAM
Với hơn 200 bức tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, có lẽ ông Khuê là một trong những người sưu tầm nhiều tranh thờ nhất các tỉnh phía bắc. Với mục đích nghiên cứu, bảo tồn tranh Đạo giáo Việt Nam, hơn ba mươi năm qua, ông đã phân loại và bảo quản chúng cẩn thận tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Một cuốn sách của ông với tên gọi “Tranh Đạo giáo Việt Nam” đã được Nhà xuất bản Mỹ Thuật ấn hành năm 2001. Nhưng cái lo của ông là một ngày nào đó, chính ông cũng sẽ trở thành một “thầy Tào cuối cùng” trong công việc nghiên cứu.
Theo ông Khuê, tranh thờ Đạo giáo phía Bắc có nguồn gốc châu Á nhưng không phải tranh Tây Tạng (Lạt Ma giáo); Ấn Độ (Ấn Độ giáo) cũng không phải tranh của thời của Trung Quốc như ta đã biết rõ.
Những bức tranh thờ của các dân tộc Tày, Nùng, Sán chỉ, Cao lan, Giáy… ngoài ý nghĩa về mặt tôn giáo còn có giá trị rất cao về mặt nghệ thuật. Tranh thường được vẽ trên giấy dó, giấy bản hoặc giấy xuyến chỉ bằng mực tàu và tô phẩm màu.