Phan Trần là một truyện Nôm nổi tiếng mà ngày xưa các cụ “đặt ngang hàng” với truyện Kiều. Văn thơ của Phan Trần hay đã đành mà về tư tưởng, nghệ thuật nó cũng là một bước đột phá trong tiến trình giã từ thời hậu trung đại để chuyển sang buổi bình minh ngắn ngủi của thời Phục Hưng ở Việt Nam.
“Giới nghiên cứu đánh giá cao truyện Nôm “Phan Trần”, chỉ đứng sau “Truyện Kiều”. Nhưng vì truyện Nôm thường có kết cấu giống nhau, lại tương tự chủ đề nên đời sau chỉ quan tâm tới vị trí đầu bảng. Đây cũng là quy luật khắc nghiệt của sáng tạo, nói như một danh họa là nghệ thuật không có thứ hai, hoặc nó là vàng, hoặc chỉ là than.
Nhiều truyện Nôm thời trung đại viết về chủ đề hôn nhân tự do thường bị xếp vào hàng “dâm thư”, trong đó có “Truyện Kiều” (thế nên cụ Nguyễn Công Trứ mới vịnh “Bốn bể anh hùng còn dại gái/ Thập thành con đĩ mắc mưu quan”). Hẳn nhiên những quan niệm khắt khe này là của Nho giáo (mà cụ Trứ là tiêu biểu). Nhìn lại lịch sử văn học sẽ thấy từ thế kỷ XVI trở đi truyện Nôm phát triển, trở thành món ăn tinh thần, là một phương tiện giáo dục, một vũ khí đấu tranh giai cấp”. (CAND)
Ấn bản bìa cứng, có phần chữ Nôm