“Quang Trung Anh Hùng Dân Tộc 1788-1792” của tác giả Hoa Bằng là cuốn sách khắc hoạ hình ảnh của vị anh hùng áo vải của dân tộc trên một góc nhìn đa diện. Thể hiện những đóng góp của Vua Quang Trung trên nhiều khía cạnh khác nhau: tài năng quân sự, tầm óc trí tuệ, bản lĩnh con người qua các mặt đối ngoại và đối nội.
Nội dung cuốn sách được chia làm bốn phần:
– Phần thứ nhất: QUẬT KHỞI: Hoa Bằng tái hiện bức tranh lịch sử đau thương của đất nước thời vua Lê- chúa Trịnh: Vua- chúa truỵ lạc, loạn quân nổi lên khắp nơi, dân chúng nghèo đói cùng cực. Trong bối cảnh đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra là tất yếu, mà đại biểu cho khuynh hướng của tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ chính là khởi nghĩa Tây Sơn, do ba anh em họ Nguyễn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) lãnh đạo.
– Phần thứ hai: BẮC TIẾN: Phần này nói về giai đoạn thứ tiếp theo của khởi nghĩa Tây Sơn. Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, hạ được thành Thuận Hoá, nhận thấy tình hình Bắc Hà đang rối loạn, chính quyền Lê- Trịnh mục nát cực độ, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra bắc dưới ngọn cờ: phù Lê, diệt Trịnh.
– Phần thứ ba: ĐỐI NGOẠI: Nội dung của phần này khắc hoạ tài tăng quân sự và cả tầm vóc trí tuệ, sự bản lĩnh và khéo kéo của Quang Trung- Nguyễn Huệ khi đại phá quân Thanh ra khỏi cõi Việt mùa xuân năm 1789. Chính sách đối ngoại của vua Quang Trung với các lân bang.
– Phần thứ tư: NỘI TRỊ: Chính sách đối nội của Quang Trung trong 5 năm ở ngôi.
Tựu trung lại, đây là cuốn sách khắc hoạ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ. Có thể nói Quang Trung- Nguyễn Huệ chính là con người của thời đại. Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là tiêu biểu nhất cho ý chí quật khởi của các tầng lớp nhân dân đứng lên lật đổi các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, hại nước, hại dân. Đảm nhiệm trọng trách được lịch sử giao phó là không phục quốc gia thống nhất, đập tan các đạo quân xâm lược, bảo vệ bờ cõi nước nhà.